Giếng trời đặt ở vị trí phù hợp sẽ giúp ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng. Đặc biệt là với những ngôi nhà ống thiếu sáng, giếng trời sẽ giúp làm giảm sự bí bách, đồng thời trở thành điểm nhấn trong ngôi nhà. Còn theo phong thủy, giếng trời có tác dụng cân bằng sinh khí, mang đến tài lộc, sức khỏe cho gia chủ.
Giếng trời giúp ngôi nhà có thêm sinh khí, mang đến cảm giác dễ chịu cho gia đình
Vị trí tốt nhất để đặt giếng trời là trung tâm nhà, hay còn gọi là trung cung. Giếng trời đặt ở đây sẽ giúp không khí, ánh sáng được phân bổ đều khắp ngôi nhà. Đây là khu vực đại diện cho hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc: Hỏa thăng - Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Ngoài ra, các cung tốt lành (Tài Lộc hay Thiên Mạng) cũng rất phù hợp để đặt giếng trời. Hoặc bạn có thể bố trí giếng trời ở các hướng Đông - Tây - Nam, tránh đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà.
Bố trí giếng trời hợp phong thủy còn giúp tăng vượng khí trong nhà
Giếng trời cũng là điểm nhấn độc đáo cho các căn nhà phố
Nếu mảnh đất không vuông vắn, gia chủ nên đặt giếng trời vào các góc méo nhọn thuộc hành Hỏa để giúp không gian vuông vắn hơn và tuân theo đúng quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
Với giếng trời nhỏ, bạn có thể tiết kiệm diện tích bằng cách kết hợp giếng trời với ô trống giữa hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa). Như vậy, không khí trong nhà sẽ luân chuyển tốt, đồng thời có thêm điểm nhấn cho không gian.
Đa số các gia chủ đều trồng cây xanh dưới giếng trời
Khi thiết kế giếng trời, bạn không nên để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày. Những giếng trời thông thoáng được làm từ vật liệu gần gũi với thiên nhiên, tạo hình sinh động, có khung sắt bảo vệ vừa đủ vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Giếng trời được tạo hình sinh động từ các khung sắt nan hoa mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn
Tiểu cảnh vừa giúp nhà ở thêm sinh động, vừa có thêm không gian thư giãn, lại vượng khí, hợp phong thủy, điều hòa âm dương. Thông thường, có 2 loại tiểu cảnh phổ biến sau: Phong thủy tiểu cảnh khô, cây tiểu cảnh, đá phong thủy và phong thủy tiểu cảnh nước (hồ, thác nước, hòn non bộ, cá cảnh).
Tiểu cảnh là điểm nhấn sinh động được nhiều gia chủ sáng tạo thêm khi thiết kế nhà
Lý tưởng nhất là các gia chủ kết hợp cả tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước trong nhà. Vị trí đẹp nhất để đặt tiểu cảnh là ngay bên dưới giếng trời bởi khu vực này nhiều ánh sáng và gió, sẽ giúp tiểu cảnh sinh động hơn và kích thích vận khí. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng bố trí tiểu cảnh ở phòng khách, gần bếp, các vị trí trung tâm, dễ quan sát trong nhà…
Tiểu cảnh kết hợp với giếng trời giúp nhà vượng khí gấp đôi
Bạn có thể kết hợp tiểu cảnh ở nhiều vị trí linh hoạt trong nhà
Tùy thuộc vào không gian, các gia chủ có thể sáng tạo để bố trí tiểu cảnh theo ý thích mà vẫn hợp phong thủy. Nếu không gian hạn chế, nên giảm bớt các vật liệu và lựa chọn các vật trang trí nhỏ nhắn, xinh xắn như bồn nước, cây cảnh mini, hoa cỏ, ít đá sỏi… Với các khu vực rộng rãi và có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, có thể tạo một tiểu cảnh với hồ nước, thảm cỏ, trồng các loại hoa, cây bonsai…
Tiểu cảnh hồ cá cũng được nhiều gia chủ ưa thích vì hợp phong thủy và giúp cân bằng khí hậu
Gia chủ có thể kết hợp linh hoạt nhiều loại cây, đá, sỏi để tạo nên tiểu cảnh sinh động
Ngoài ra, khi thiết kế tiểu cảnh, bạn nên tránh kết hợp cung mệnh xung khắc và ưu tiên lựa chọn các cung ngũ hành tương sinh, đảm bảo quy tắc ngũ hành: Ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây cối (Mộc), đất (Thổ), màu sắc đỏ, cam (Hỏa).
Nguồn: Tổng hợp